DỰ ÁN QUY HOẠCH  KHU CÔNG NGHIỆP
Khu công nghiệp Bắc Phú Cát – Hà Tây

Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Bắc Phú Cát - Hà Nội.

1. Chủ đầu tư: Tổng công ty cổ phần xuất nhập và xây dựng Việt Nam-VINACONEX

2. Tổng mức đầu tư: 385 tỉ VNĐ

3. Thời gian thực hiện: 2001 - 2003.

4. Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconex-Vinaconsult,.jsc:

Nội dung công việc: Lập quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp.

Thông tin về dự án:

Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội) là một tỉnh cửa ngõ Thủ đô, có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật, danh lam thắng cảnh, nên có điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện với một tốc độ nhanh và sớm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá như nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra. Để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2010, thành phố đã hình thành nhiều dự án phát triển công nghiệp và đô thị, trong đó dự án quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Bắc Phú Cát


        Bắc Phú Cát.png

                                 Phối cảnh tổng thể KCN Bắc Phú Cát


Khu công nghiệp Phú Cát nằm trong tổng thể chuỗi công nghiệp, đô thị ven đường 21 và đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, là một trong bốn phân khu của đô thị Hoà Lạc. Vì vậy việc xây dựng các cơ sở hạ tầng chủ yếu cho khu công nghiệp như Tổng công ty Vinaconex đang đầu tư xây dựng nhà máy nước Sông Đà với công suất 300.000m3/ngày đêm (giai đoạn đầu). Giai đoạn sau nhà máy sẽ nâng công suất lên 600.000m3/ngày đêm.

Khu công nghiệp này trước mắt sẽ gắn bó chặt chẽ với các khu công nghệ cao, khu Đại học Quốc gia, khu Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam và khu dân cư của đô thị Hoà Lạc, đặc biệt là gắn bó với khu công nghệ cao và đại học quốc gia. Hai khu trên đã làm xong phương án khả thi và khu Công nghệ cao đang khởi công thi công hạ tầng. Lâu dài khu này còn gắn bó với đô thị Xuân Mai, Miếu Môn và Sơn Tây.

Bên cạnh đó Khu công nghiệp còn thuận lợi về đường giao thông. Về đường bộ: Hiện tại khu công nghiệp đang được nối liền với thủ đô Hà Nội, Sơn Tây, Phú Thọ, Hoà Bình, Vĩnh Yên, bằng các tuyến đường 21A, đường 32, đường 6 và tuyến cao tốc Láng - Hoà Lạc. Hiện tại và trong tương lai tuyến đường 21A và tuyến đường cao tốc Láng - Hoà Lạc sẽ là hai tuyến đường đối ngoại chính của khu công nghiệp. Trong tương lai, nếu cải tạo hai sân bay Hoà Lạc và Miếu Môn để phục vụ dân sinh kinh tế, thì khu công nghiệp thuận lợi cả về đường hàng không, khu công nghiệp cũng thuận lợi cả về đường sắt vì khu này chỉ cách tuyến đường sắt Bắc - Nam hơn 20km theo đường cao tốc Láng - Hoà Lạc. Các tuyến đường giao thông trong khu tuy chỉ là đường đất và đường thấm nhập nhựa, nền đường tốt và đã được san ủi nên hiện tại các loại ô tô con vẫn đi lại thuận tiện.Việc cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường trong khu sẽ đỡ tốn kém nhiều so với các nơi khác.

Tuyến đường 21, đường cao tốc láng – Hoà Lạc cùng với tuyến đường số 2, 13 và tuyến số 3 tạo nên một cánh cung Tây Bắc và Bắc Hà Nội này, sẽ là khu vực bố trí công nghiệp, các trung tâm đào tạo - nghiên cứu khoa học và du lịch, nghỉ dưỡng để dãn bớt sự tập trung quá mức cho thủ đô Hà Nội.

Dân cư khu này hiện tại thưa, cơ sở vật chất chưa có giá trị lớn hoa mầu với giá trị không lớn, thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng và đền bù. Đây là vùng đồi gò đất lúa ít và năng suất ruộng đất thấp, cây trồng toàn cây sắn và một số cây ăn quả khác. Việc chuyển mục đích sử dụng đất ruộng và đất gò, đồi sang đất công nghiệp là hiệu quả nhất, công tác xây dựng sẽ đỡ tốn kém và có điều kiện cải tạo bộ mặt nông thôn của vùng này. Nhà điều hành của khu công nghiệp đã được khởi công xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác quản lý chung của toàn khu.

Trong những năm tới hướng phân bố công nghiệp trên tuyến hành lang đường 21 và đường cao tốc Láng – Hoà lạc là các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao không gây độc hại cho khu vực lân cận như: Điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng… ở khu vực Hoà Lạc, công nghiệp nặng ở Miếu Môn nhằm tạo ra đột phá lớn trong phát triển kinh tế xã hội ở phía Tây vùng đồng bằng Sông Hồng. Khu công nghiệp Bắc Phú Cát hình thành sẽ đảm  nhận vai trò không những chỉ là động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng, mà còn là địa bàn triển khai công nghiệp lớn của vùng theo định hướng, tránh tập trung quá mức vào đô thị lớn, nhất là thủ đô Hà Nội.

(Vinaconsult)
Quay lại
Bản tin mới
Tìm kiếm thông tin
WebLink
Thống kê truy cập
Số người Online: 32
Số lượt truy cập: 1876329